Những sự thật thú vị về thói quen ngậm mút ngón tay của trẻ
2. Giúp trẻ cảm thấy sảng khoái
Thực ra, lý do khiến trẻ thích mút tay chỉ là điều này khiến cho trẻ cảm thấy rất sảng khoái. Việc ngậm mút tay được khẳng định là một “sở thích vô cùng đời thường” của trẻ, khi mút tay trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ, sảng khoái, điều này cũng ảnh hưởng đến sự khôn lớn và phát triển từng ngày của bé và được xem như một trò chơi thú vị của trẻ trong những năm tháng đầu tiên của cuộc sống.
3. Trẻ thấy đói và muốn bú sữa
Đây có vẻ như là lời lý giải phù hợp nhất cho thói quen thích ngậm mút tay của trẻ. Ngậm mút tay trong giai đoạn này là một trong những biểu hiện của việc bé đang đói và muốn được mẹ cho bú sữa. Mút tay khiến cho trẻ cảm thấy dễ chịu và được kích thích để tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ. Ngoài ra, mút tay cũng làm trẻ cảm giác như đang được ở bên cạnh mẹ, được ở gần mẹ. Đây chính là một sự tiếp nối phản xạ tự nhiên của trẻ ngay từ khi bé nằm trong bụng mẹ. Dần dần, thói quen ngậm mút ngón tay sẽ được hình thành ngay cả khi bé không cảm thấy đói, đã lớn và không còn muốn bú sữa mẹ nữa.4. Những điều thú vị về thói quen mút tay của trẻ
Hầu hết các trẻ sẽ bỏ được tật bú mút tay khi bé được 1 - 2 tuổi, tuy nhiên vẫn có khoảng 15% số trẻ vẫn tiếp tục ngậm mút ngón tay cho đến khi 4 tuổi. Một số trẻ thích mút ngón tay vào buổi đêm hoặc khi cảm thấy stress quá nhiều mặc dù đã lớn. Bởi mút ngón tay có thể là phản xạ tự nhiên giúp trẻ cảm thấy dễ chịu khi bản thân cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, đói hoặc cảm thấy cần thư giãn.
Khi ngậm mút ngón tay, não của trẻ sẽ được kích thích để sản xuất ra một chất gọi là endophin (chất giảm đau nội sinh) giúp cho cơ thể của trẻ được thư giãn và tạo cho trẻ cảm giác thích thú như khi trẻ đang được ăn một món hoa quả mà trẻ yêu thích. Theo diễn tiến tự nhiên, hầu hết trẻ sẽ bỏ được phản xạ ngậm mút ngón tay sau 6 tháng đầu tiên. Khoảng 70 - 90% số trẻ em thường có thói quen ngậm mút ngón tay cái, tuy nhiên hầu hết các bé này sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay của mình lúc được 3-5 tuổi.
Để giúp trẻ bỏ dần tật ngậm mút tay, cha mẹ nên cho bé bú mẹ đầy đủ để bảo đảm trẻ sẽ không bị đói, tránh thói quen trẻ tìm tay của mình ngậm mút. Đối với những trẻ hay gặp phải trường hợp căng thẳng, sợ hãi, cha mẹ nên dành nhiều thời gian để ở bên cạnh, gần gũi với trẻ để chăm sóc trẻ tốt hơn, tạo cho trẻ cảm giác ấm áp, giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn.